Ý nghĩa các cực của ECU trên xe ô tô Toyota

10/11/2021
y-nghia-cac-cuc-cua-ecu-tren-xe-o-to-toyota

Kí hiệu của các cực của ECU là điều quan trọng mà các kỹ thuật viên sửa chữa điện ô tô hay các kỹ thuật viên muốn học sửa chữa ECU trên ô tô cần phải nắm được. Điều này không chỉ giúp các bạn hiểu rõ hoạt động của các tín hiệu cực, nguyên tắc của nó mà còn đảm bảo sự an toàn cho ECU khi kiểm tra chúng.

Dưới đây là ý nghĩa của các cực trên ECU xe trên Toyota từ những năm 2000 trở về trước, Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam VATC mời các bạn tham khảo để nắm rõ hơn khi sửa chữa và đo kiểm.

Ý nghĩa các cực của ECU trên xe ô tô Toyota
Cực ABS: Hệ thống chống bó cứng phanh
Cực ACC1: Tín hiệu tăng tốc No1(Từ cảm biến vị trí bướm ga)
Cực ACC2: Tín hiệu tăng tốc No1(Từ cảm biến vị trí bướm ga)
Cực A/C: Điều hòa không khí
Cực ACMG: Khớp tự của điều hòa không khí
Cực Al: Phun khí
Cực AS: Hút khí
Cực A/D: Hệ thống điều khiển chân ga tự động
Cực +B: Cực dương Ắc quy
Cực +B1: Ắc quy No1
Cực BATT: Ắc quy
Cực BF: Khắc phục hư hỏng ắc quy
Cực DFG: Bộ sấy kính
Cực E01: Nối mát No.01
Cực E02: Nối mát No.01
Cực E1: Nối mát No.1
Cực E2: Nối mát No.2
Cực ECT: Hệ thống điều khiển hộp số tự động
Cực ELS: Tín hiệu phụ tải điện
Cực EGR: Hệ thống luân hồi khí xả
Cực FC: Điều khiển bơm nhiên liệu
Cực FP: Rơ le điều khiển bơm nhiên liệu
Cực FPU: Tăng áp suất nhiên liệu
Cực FS: Rơ le chức năng an toàn
Cực G: Nối đất (tín hiệu góc trục khuỷu)
Cực G1: Nối đất No.1 (tín hiệu góc trục khuỷu)
Cực G2: Nối đất No.2(tín hiệu góc trục khuỷu)
Cực G-: Nối đất âm
Cực HAC: Bộ bù độ cao
Cực HF: Bộ sấy cho cảm biến oxy hay cảm biến hỗn hợp nhạt
Cực IDL: Tín hiệu ko tải
Cực IGDA: Tín hiệu phân phối đánh lửa A
Cực IGDB: Tín hiệu phân phối đánh lửa B
Cực IGF: Tín hiệu xác nhận đánh lửa
Cực IGSW: Khóa điện
Cực IGT: Tín hiệu thời điểm đánh lửa
Cực ISC1: Tín hiệu điều khiển tốc độ không tải No.1
Cực ISC2: Tín hiệu điều khiển tốc độ không tải No.2
Cực ISC3: Tín hiệu điều khiển tốc độ không tải No.3
Cực ISC4: Tín hiệu điều khiển tốc độ không tải No.4
Cực ISCC, Cực ISCO: tín hiệu điều khiển tốc độ không tải.
Cực KD: Xuống số thấp.
Cực KNK: tín hiệu cảm biến tiếng gõ.
Cực VTA: Tín hiệu độ mở bướm ga.
Cực LP: Đèn.
Cực LS: Cảm biến hỗn hợp nhạt.
Cực LSW: Công tắc cháy sạch.
Cực M-REL: Rơ le EFI chính.
Cực N/C: Công tắc khởi động trung gian.
Cực NE: Tín hiệu số vòng quay động cơ.
Cực NE-: Cực âm tín hiệu số vòng quay động cơ.
Cực NEO: Điện áp tín hiệu số vòng quay động cơ.
Cực No.10: Vòi phun #10.
Cực No.20: Vòi phun #20.
Cực NSW: Công tắc khởi động trung gian.
Cực OX: tín hiệu cảm biến oxy.
Cực OX(+): Cực dương cảm biến oxy.
Cực OIL: Áp suất dầu.
Cực OD: Số truyền tăng.
Cực PS: Trợ lực lái.
Cực PSW: Công tắc trợ tải(trong cảm biến vị trí bướm ga).
Cực PIM: tín hiệu áp suất đường ống nạp.
Cực R-P: Tín hiệu xăng tốt hay thường.
Cực RSC: Đóng van cuộn dây quay.
Cực RSO: Mở van cuộn dây quay.
Cực SCV: Van điều khiển xoáy.
Cực SP2: Tốc độ xe No.2.
Cực SP2-: Cực âm tốc độ xe No.2.
Cực STA: Tín hiệu máy khởi động.
Cực STJ: Vòi phun khởi động lạnh.
Cực SPT: Công tắc đèn phanh.
Cực T: Cực kiểm tra.
Cực TE1: Cực kiểm tra động cơ No.1.
Cực TE2: Cực kiểm tra động cơ No.2.
Cực THA: Tín hiệu nhiệt độ khí nạp.
Cực THG: Tín hiệu nhiệt độ khí xả.
Cực THW: Tín hiệu nhiệt độ nước làm mát.
Cực TR: Điều khiển chống trượt.
Cực T-VIS: Hệ thống nạp thay đổi toyota.
Cực TSW: Công tắc nhiệt độ nước làm mát.
Cực VAF: Điện áp điều khiển tỷ lệ không khí – nhiên liệu.
Cực VB: Điện áp ắc quy.
Cực VC: Điện áp không đổi.
Cực VF: Điện áp phản hồi.
Cực VG: Điện áp khối lượng không khí.
Cực V-ISC: Điều khiển tốc độ không tải kiểu VSV.
Cực VS: Điện áp tiếp điểm trượt.
Cực VSH: Điện áp góc mở bướm ga phụ.
Cực VTH: Điện áp góc mở bướm ga.
Cực W: Đèn báo kiểm tra động cơ.
Cực WIN: Đèn báo bộ làm mát trung gian.

Bình luận
Nội dung này chưa có bình luận, hãy gửi bình luận đầu tiên của bạn.
VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN